Hướng đi khởi nghiệp bằng mô hình Homestay đầy tiềm năng

Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh từ ngành du lịch? Kinh doanh dịch vụ lưu trú đang là cu hướng khởi nghiệp hấp dẫn dành cho những yếu thích mảng du lịch. Bài viết bên dưới chia sẻ đến bạn: Hướng đi khởi nghiệp bằng mô hình Homestay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mô hình Homestay là gì?

Mô hình Homestay là một trong những loại hình dịch vụ lưu trú du lịch. Mô hình này dực vào yếu tố cộng đồng tại địa phương đám ứng nhu cầu sinh hoạt cho khách du lịch. Homestay là mô hình khởi nghiệp khá phổ biến hiện nay. Bởi vốn đầu tư không quá cao, lượng doanh thu ổn định và kết hợp phát triển ngành du lịch nước nhà.

Mô hình Homestay
Mô hình homestay là xu hướng khởi nghiệp tiềm năng cho người khởi nghiệp bằng dịch vụ lưu trú.

Đối tượng khách hàng của Homestay chính là khách du lịch trong và ngoài nước. Các vị trí phù hợp để tiến hành kinh doanh homestay thành công là các địa phương có cảnh sắc, văn hoá, dịch vụ độc đáo thu hút khách hàng. Ngày nay, Homestay không chỉ xuất hiện ở các địa phương nổi tiếng mà còn được hình thành ở khu vực đô thị. Nhắm đến khách hàng là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Vốn đầu tư mô hình Homestay là bao nhiêu?

Tuỳ vào quy mô, phong cách thiết kế và sở thích của bạn mà vốn đầu tư cho mô hình Homestay khác nhau. Nhìn chung thì vốn đầu tư cho Homestay cơ bản có thể kế đến như sau:

  • Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng, khu đất kinh doanh thì điều này là một lợi thế. Nếu không có thì bạn sẽ mua hoặc thuê. Một không gian Homestay được xem là ổn tầm khoảng 70 – 100m2. Các không gian chức năng tối thiểu (1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh). Trang thiết bị cần thiết (TV, tủ lạnh, máy giặc, bếp nấu,…) Chi phí khoảng 100 triệu đồng là tối thiểu.
  • Nếu bạn muốn kinh doanh mô hình cao cấp hơn, cho nhiều du khách hơn thì giá thành sẽ tăng lên. Phần thi công thiết kế homestay cũng được đề cấp đến. Hiện nay các đơn vị uy tín có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ khách hàng. Giá tầm khoảng 150.000/ m2.
Mô hình Homestay
Vốn đầu tư mô hình homestay dựa vào quy mô và hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn.

Điều kiện xin cấp phép hoạt động mô hình Homestay

Khi bắt đầu kinh doanh bạn cần tìm hiểu về những thông tin về mô hình mà bạn đang hướng đến. Những thông tin bao gồm: Kiến thức chuyên môn, thị trường cạnh tranh, phong cách thiết kế và đặc biệt là giấy phép kinh doanh. Tại khoản 1.7, mục 1, phần 2 Thông tư 88/2008 – TT – BVHTTDL quy định và xếp loại như sau: “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.” Theo đó điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh mô hình Homestay như sau:

  • Tổ chức, cá nhân cần thực hiện việc đăng kí giấy phép kinh doanh
  • Có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường và các quy định phòng cháy chữa cháy.
  • Phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đặt tiêu chuẩn khi kinh doanh mô hình dịch vụ lưu trú.
Mô hình homestay
Trước khi kinh doanh bạn cần đảm bảo đầy đủ giấy phép cũng như tìm hiểu những kiến thức liên quan về homestay.

Gợi ý thiết kế mô hình Homestay hiệu quả nhất

Đảm bảo an toàn và riêng tư cho khách hàng

Tính an toàn và đảm bảo riêng tư cho du khách được đặc biệt lưu ý. Tuỳ vào từng địa phương mà hình thức thực hiện an ninh cho Homestay khác nhau. Ngoài liên kết với các ban ngành, bảo vệ, dân phòng bạn cũng nên lắp đặt camera. Thuê nhân viên bảo vệ và lắp đặt các thiết bị an toàn thiết yếu cho Homestay.

Không gian sinh hoạt riêng cho khách cũng nên được đảm bảo tính riêng tư. Một số chất liệu bạn có thể lưu ý khi thiết kế xây dựng như: kính cường lực, xây vách ngăn không gian,… Không ai thích khi phải sinh hoạt không không gian ồn ào, không một chút riêng tư nào. Tuy nhiên, các thiết kế lưu ý cũng nên được thiết kế sao cho hài hoà với phong cách chung của mô hình homestay. Nét độc đáo từ hoa văn, hình ảnh, màu sắc được thể hiện tinh tế lồng ghép qua cách bày trí nội thất. Tranh treo tường, vật dụng handmade, thủ công mỹ nghệ,… sẽ là những gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

Mô hình Homestay
Mô hình kinh doanh homestay đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ, tính riêng tư và không gian sinh hoạt cần thiết.

Kinh doanh mô hình Homestay chú ý đến độ tuổi và sở thích của khách

Khi kinh doanh bất cứ dịch vụ nào bạn cũng cần xác định khách hàng mục tiêu của mình. Đối với mô hình Homestay, khách hàng mục tiêu theo độ tuổi thì có những sở thích và yêu cầu khác nhau đối với không gian lưu trú. Khách hàng ở độ tuổi 18 – 30 yêu thích sự độc đáo, mới mẻ và phá cách. Phong cách gợi ý cho bạn : Hiện Đại, Châu Âu, Retro, Industrial. Khách hàng ở độ tuổi 35 – 65 tuổi thì yêu thích sự nhẹ nhàng, bình yêu và đơn. Phong cách Tối Giãn, Bắc Âu hay thiết kế mảng xanh thiên nhiên là ý tưởng phù hợp.

Cảnh quang xung quanh Homestay

Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh homestay thì bạn nên tìm một địa điểm xây dựng cho phù hợp. Một tiêu chí mà bạn thường hay bỏ quên chính là cảnh quang xung quanh Homestay. Cảnh view xung quanh Homestay càng rộng, càng thơ mộng thì càng thu hút du khách. Du lịch là để khám phá những vùng đất mới, ngắm cảnh đẹp, thư giãn tâm trạng. Chính vì vậy, thiết kế đẹp, tầm nhìn thoáng đãng là 2 điều tác động vào thị giác khách hàng nhanh nhất.

Mô hình Homestay
Ngoài thiết kế nội thất homestay bạn cũng cần chú ý đến cảnh quan và các đặc điểm địa hình địa phương.

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Hãy tự tin thể hiện ý tưởng, kế hoạch khởi nghiệp của mình bạn nhé! Chúng tôi luôn bên cạnh và giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào. Chúc bạn thành công.

>>>Bạn muốn biết: báo giá thiết kế homestay