Mách bạn tiêu chí xây nhà phố kết hợp kinh doanh

Nhà không chỉ là nơi để ở mà còn được phát triển thành khu vực kinh doanh nhỏ lẻ. Đây chính là nơi phát triển sự nghiệp của nhiều chủ kinh doanh nhỏ. Ở các thành thị đông dân, nhà phố là mô hình nhà ở khá phổ biến hiện nay. Gia chủ thường tận dụng mặt tiền để mở cơ sở kinh doanh ăn uống hay buôn bán trao đổi hàng hoá. Loại hình nhà này dễ dàng kết hợp nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào các tiêu chí chuẩn mà bạn xây dựng cơ sở kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Hãy cùng nhau tìm hiểu các tiêu chí xây nhà phố kết hợp kinh doanh ở bài viết dưới đây nhé!

Vị trí xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh phù hợp tính chất chung

Để phục vụ mục đích kinh doanh và đảm bảo đi lại dễ dàng, nên chọn mảnh đất xây nhà nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có mặt tiền hướng ra đường lớn. Đặc biệt tốt hơn nếu mảnh đất nằm ở giao lộ ngã ba, ngã tư, như vậy nhà sẽ có 2 hoặc 3 mặt tiền. Với những ngôi nhà ở vị trí không thuận tiện, giải pháp đưa ra là tạo kiến trúc nổi bật so với các công trình lân cận để thu hút sự chú ý của khách hàng. Để có một ngôi nhà phố kết hợp kinh doanh thuận tiện, hiệu quả thì diện tích đất, sàn thi công phải rộng rãi chứ không nên quá chật hẹp. Ngoài nhà phố, biệt thự phố hay biệt thự nhà vườn cũng có thể sử dụng để ở kết hợp kinh doanh.

Xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh 1
Để phục vụ mục đích kinh doanh và đảm bảo đi lại dễ dàng, nên chọn mảnh đất xây nhà nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có mặt tiền hướng ra đường lớn

Kết cấu và quy mô xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh

Nhà ở kết hợp kinh doanh, buôn bán cần có kết cấu từ 2 tầng trở nên. Tùy vào mục đích kinh doanh của chủ nhà như để cho thuê, buôn bán, kinh doanh… để xác định số tầng cho phù hợp. Trong đó, khu vực kinh doanh thường được bố trí ở các tầng phía dưới hoặc ở phía trước nhà; không gian sinh hoạt của gia đình nằm ở các tầng cao hoặc phía sau nhà và sử dụng cầu thang riêng. Với trường hợp diện tích nhà không được lớn nhưng vẫn muốn tận dụng để kinh doanh, buôn bán, bạn có thể thi công thêm phần gác lửng. Lý tưởng nhất thì ngôi nhà xây để kết hợp kinh doanh nên có thêm tầng hầm, bán hầm hay chỗ để xe cho khách. Bên cạnh đó, bạn cần có một bản thiết kế nhà chuyên nghiệp, được tính toán kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm mảnh đất, thói quen sinh hoạt của các thành viên và mục đích kinh doanh. Nhờ đó, công trình sẽ đẹp cả về kiến trúc ngoại thất, bài trí không gian hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Yếu tố an toàn an ninh khi xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh

Ngoài để ở, ngôi nhà còn được dùng với mục đích kinh doanh, buôn bán nên thường xuyên mở cửa. Vô hình chung, điều này càng thu hút sự chú ý của kẻ gian và nhiều người sẽ lợi dụng đặc điểm đó để ra tay trộm cướp, chiếm đoạt tài sản. Do vậy, hãy chú ý đến vấn đề an ninh, đặc biệt là cửa chính khi xây nhà. Tốt nhất, bạn nên làm cửa hai lớp gồm cửa sắt và cửa kính. Bên cạnh đó, cần lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát để tăng cường tính an ninh. Những gia đình kinh doanh mặt hàng có giá trị cao như vàng bạc, điện thoại hay đá quý thì càng cần phải thận trọng, không chỉ ở nơi ra vào khu vực buôn bán mà cả trong không gian sinh hoạt của gia đình. Nếu mở tiệm ăn hay kinh doanh chất dễ gây cháy nổ thì cần trang bị các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy phù hợp.

Đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ

Chắc chắn đây là một trong những yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế và thi công nhà bởi không ai muốn hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đình mình. Ngoài khu vực kinh doanh chính thì bạn cũng cần thiết kế các công trình phụ trợ như WC dành cho khách (nhất là với quán nước, tiệm ăn). Việc sử dụng các vật che chắn như tường bao, cửa kính, hệ lam, cây xanh là những cách hiệu quả để đảm bảo sự riêng tư cho các không gian sinh hoạt của gia đình. Một giải pháp được nhiều gia đình áp dụng là dành riêng tầng 1 hoặc 2 tầng đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và chặn lối dẫn lên khu vực sinh hoạt của gia đình. Việc sử dụng các bảng hướng dẫn nhắc nhở khách về giới hạn riêng tư cũng rất cần thiết.

Tính thẩm mỹ phù hợp với loại hình kinh doanh

Để có được giải pháp bố trí mặt bằng phù hợp, việc đầu tiên cần xác định là loại hình, mặt hàng kinh doanh, buôn bán. Dựa trên nhu cầu thực tế của bạn mà kiến trúc sư sẽ đưa ra giải pháp bố trí các không gian cho phù hợp. Ví dụ, với nhà ở kết hợp cửa hàng quần áo thì không gian phải tạo được cảm giác sang trọng, làm nổi bật sản phẩm trưng bày. Trong khi đó, với nhà hàng, quán cà phê thì mặt tiền phải có tầm nhìn đẹp, thoáng sáng, kiến trúc độc lạ. Không xa hoa, lộng lẫy giống như biệt thự, nhà phố thường mang tính chất bình dân. Tuy nhiên, khi được thiết kế với mục đích kết hợp kinh doanh, ngôi nhà cần phải có diện mạo sạch sẽ, tươm tất, mang lại cảm giác yêu tâm cho khách hàng. Để làm được như vậy, gia chủ nên đầu tư cho hệ thống chiếu sáng, bổ sung thêm máy lạnh, máy quạt mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bảng hiệu là chi tiết rất quan trọng, cần được thiết kế ấn tượng, sáng tạo, có kích thước vừa phải, thể hiện rõ lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh.

xây nhà phố kết hợp doanh
Khi được thiết kế với mục đích kết hợp kinh doanh, ngôi nhà cần phải có diện mạo sạch sẽ, tươm tất, mang lại cảm giác yêu tâm cho khách hàng.

5 tiêu chí xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Các tiêu chí này đảm bảo không gian kinh doanh an toàn, chất lượng và bắt mắt. thêm vào đó, tiện nghi sinh hoạt đời thường cho bạn và gia đình cũng được quan tâm. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.

>>> Xem thêm: Nhà phố 2 mặt tiền đẹp