Bạn đang tìm kiêm một mô hình nhà ở cho mình và gia đình nhỏ? Khu vực bạn sinh sống là độ thị đông dân? Nhà phố là mô hình nhà ở khá phổ biến ở khu vực thành thị. Tuỳ vào sở thích, diện tích xây dựng và các quy định địa phương mà nhà phố có những biến tấu phù hợp. Thiết kế nhà phố có tầng hầm là một trong những ý tưởng hay hiện nay. Vậy các tiêu chuẩn để xây dựng mô hình nhà ở này là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
Thiết kế nhà phố có tầng hầm là gì?
Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng được thiết kế xây dựng nằm hoàn toàn dưới tầng trệt của công trình, nhà ở và nằm sâu trong lòng đất. Theo quy định hiện hành, quá nửa chiều cao của tầng hầm nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được phê duyệt.Vật liệu xây dựng tầng hầm cũng rất đặc biệt do đặc tính của tầng hầm là nằm âm bên trong lòng đất. Để có thể chịu được trọng lượng từ toàn bộ ngôi nhà, hệ thống cột trụ phải thực sự vững chãi. Tầng hầm ở các nước châu Âu được thiết kế bài bản, tiện ích như một không gian sử dụng thường xuyên của gia đình. Còn tại Việt Nam, tầng hầm chủ yếu dùng làm nơi để xe, kho chứa hoặc hệ thống kỹ thuật, điện. thiết kế nhà có tầng hầm là xu hướng phổ biến tại các đô thị lớn hiện nay. Tầng hầm được xem là một trong những giải pháp gia tăng diện tích sử dụng. Giải quyết nhu cầu không gian để xe, bố trí hệ thống kỹ thuật. Thiết kế nhà phố có tầng hầm giúp gia chủ có thêm diện tích sử dụng. Tăng tính thẩm mỹ và tiện nghi của ngôi nhà. Hạng mục này không hề ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ tổng thể của công trình.
Diện tích tầng hâm phù hợp với thiết kế nhà phố
Là tầng chịu lực của toàn bộ công trình, nhà ở phía trên, việc thiết kế tầng hầm cần được tính toán cẩn thận, đảm bảo các thông số kỹ thuật an toàn. Kích thước của tầng hầm nên cân đối, hài hòa với diện tích của ngôi nhà. Nếu thiết kế tầng hầm quá rộng có thể sẽ mất đi sự cân bằng, trong khi tầng hầm quá nhỏ sẽ tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt. Theo quy định của Bộ Xây dựng thì kích thước tầng hầm như sau:
- Chiều cao của tầng hầm và chiều cao đường dốc của tầng hầm tối thiểu là 2,2m.
- Phần nổi của tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
- Đường xuống tầng hầm cách ranh lộ giới ít nhất 3m.
- Nhà ở liên kế với mặt tiền giáp đường có lộ giới nhỏ hơn 6m sẽ không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
- Chiều sâu tầng hầm từ 1,5m trở lên. Do đó, trung bình chiều sâu đào tới đáy móng là 3m.
Tiêu chuẩn độ dốc của thiết kế nhà phố có tầng hầm
Độ dốc của tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành không vượt quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Với tầng hầm được sử dụng cho mục đích để xe, độ dốc mặt đường thường là 12%. Với dốc thẳng đứng, độ dốc là 15%; dốc cong 13%. Riêng với nhà ống không có sân và tầng hầm sát mặt đường thì độ dốc dao động từ 20-25%, cứ đi vào 1m chiều dài thì nền thấp xuống 25cm. Để đảm bảo an toàn cho lưu thông, chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm phải vuông góc với mặt đường dốc.

Ánh sáng và độ thông thoáng cho thiết kế tầng hầm nhà phố
Gia chủ nên thiết kế tầng hầm sao cho có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vì nơi đây thường khá ẩm thấp, dễ nấm mốc, thiếu dương khí. Bạn cũng có thể sử dụng gương lớn để phản chiếu, hút sáng tự nhiên vào tầng hầm. Cùng với đó, việc bố trí hệ thống điện chiếu sáng tầng hầm cũng cần được chú trọng. Thông gió – yếu tố không thể thiếu khi thiết kế tầng hầm, nhất là với tầng hầm để xe bởi khí thải từ phương tiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Tốt nhất, nên có giếng trời ở khoảng giữa và sau hầm để không khí được đối lưu liên tục, tạo sự thoáng đãng, dễ chịu cho người dùng. Nếu không có giếng trời, cần bố trí hệ thống thông gió, hút mùi chất lượng, hiệu quả. Thêm vào đó, tường dưới tầng hầm nên sơn những gam màu sáng, ấm áp và nhẹ nhàng. Bởi nơi đây thường bí bức, có thể không nhận được ánh sáng mặt trời. Những tông màu như trắng, kem, be, nâu sáng, vàng nhạt… là lựa chọn phù hợp cho không gian này. Màu sáng giúp phản chiếu ánh sáng tốt, đồng thời tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn so với thực tế.

Diện tích xây dựng; Độ dốc thích hợp và trang bị ánh sáng – tạo độ thông thoáng là một số tiêu chuẩn thiết kế nhà phố có tầng hầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Thêm vào đó, đảm bảo tính hài hoà về phong cách chung của tổng thể ngôi nhà cũng nên được bạn quan tâm. Những gợi ý trong bài viết sẽ giúp bạn tạo nên không gian đẹp, tiện nghi và an toàn. Binba Decor luôn đồng hành cùng bạn tạo nên không gian sống tuyệt vời.
>>>Xem thêm: Nhà phố 2 mặt tiền đẹp