Tìm hiểu mụn cóc có lây không và cách phòng tránh

Mụn cóc là một trong những bệnh da liễu lành tính và phổ biến. Bạn chỉ cần tiếp xúc với vùng bị tổn thương, virus sẽ nhanh chóng hình thành và xâm nhập. Mặc dù mụn cóc không nguy hại nhưng có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Mụn cóc có lây không và cách phòng tránh sẽ được đề cập ngay trong bài viết.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc (mụn cơm) là một tên gọi dùng để chỉ các loại mụn xuất hiện trên bề mặt da. Chúng thường rất sần sùi và sẽ gây ngứa rát, khó chịu. Thủ phạm gây ra mụn cóc là virus HPV (virus gây u nhú) ở người. Khi xâm nhập cơ thể, chúng trải qua thời gian ủ bệnh vài tháng mới xuất hiện dấu hiệu lên mụn.

Khái niệm mụn cóc
Khái niệm mụn cóc

Các dấu hiệu của người mắc bệnh mụn cóc thường là xuất hiện các nốt sần trên da. Kích thước mụn từ 2mm đến vài chục centimet, khô cứng, hình tròn và nhô cao. Người bệnh cảm thấy ngứa rát cùng với đó là hiện tượng đau nhức tại vị trí bị nổi mụn. Xuất hiện nhiều khu vực bị nổi mụn cóc khác nhau gây mất thẩm mỹ.

Có thê ban quan tâm: Dấu hiệu mụn cóc sắp khỏi

Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc có lây không là từ khóa được tìm kiếm nhiều trên các diễn đàn sức khỏe. Thực tế, mụn cóc là căn bệnh có thể lây lan qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số con đường mà mụn cóc có thể lây qua:

Đường máu

Khi người bệnh nhận máu có nhiễm virus HPV sẽ bị nổi mụn cóc. Bác sĩ và nhân viên y tế cũng là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm cao. Điều này đòi hỏi quy trình hiến máu cần nghiêm ngặt và kỹ lưỡng hơn.

Mụn cóc có lây không
Mụn cóc có lây không

Các vật dụng trung gian

Nốt mụn cóc là nơi chứa số lượng virus gây bệnh nhiều nhất. Sự vỡ ra gây chảy máu của các nốt mụn sẽ làm cho virus phát tán nhanh chóng. Virus gây bệnh có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân, đồ lót, bàn chải…của người bệnh. Người khoẻ mạnh xuất hiện vết xước sẽ nhiễm bệnh khi sử dụng vật dụng trung gian nhiễm virus này.

Tiếp xúc trực tiếp ngoài da

Chạm, bắt tay, quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp ở da khiến virus tấn công cơ thể. Cơ thể khoẻ mạnh bị tấn công sẽ trực tiếp nhiễm bệnh. Song mất khoảng 2-3 tháng thì người bệnh mới phát hiện ra. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ có thể giúp bệnh sớm được xác định và điều trị.

Tự lây nhiễm

Mụn cóc có thể lây từ vùng này qua vùng khác, dân gian ta gọi là hiện tượng “nhảy”. Cơ chế là mụn cóc mẹ lấy ra các vùng lân cận, hình thành mụn cóc con. Tình trạng tự lây nhiễm bằng một số thao tác như giã, xát…cũng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: Mụn cóc có tự hết không?

Cách phòng tránh mụn cóc?

Người bệnh cần có ý thức bảo vệ, chăm sóc bản thân mỗi ngày để tránh bị lây nhiễm bệnh. Một trong những biện pháp hay là giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ. Việc ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để tăng hệ miễn dịch cũng nên được áp dụng. Bạn cần tránh tiếp xúc ngoài da với người mắc bệnh cũng như các vật dụng cá nhân của họ.

Dùng bao cao su sẽ hạn chế nhiễm bệnh
Dùng bao cao su sẽ hạn chế nhiễm bệnh

Các vết thương hở cần băng bó cẩn thận và quan hệ tình dục dùng bao cao su. Trong trường hợp đã bị bệnh không nên cào, gãi, cọ xát khiến bệnh nặng thêm. Hãy đến cơ sở gần nhất để được chữa trị kịp thời thay vì chữa bằng mẹo dân gian. Điều này không chỉ giúp cho bệnh nhân khỏi mà còn rút ngắn thời gian điều trị.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Mụn cóc có lây không” cho bạn tham khảo. Bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và điều trị sớm. Việc chữa trị kịp thời sẽ giữ cho hiệu quả điều trị bệnh ở mức tối đa.