Tìm hiểu về bệnh chàm khô và phương thức điều trị thích hợp

Thời tiết thay đổi thất thường, cũng như thời gian làm việc học tập và nghỉ ngơi không đúng làm các bệnh về da có cơ hội phát triển. Một trong các loại bệnh về da mà nhiều người thường mắc phải chính là bệnh chàm khô. Bạn đã biết gì về loại bệnh này? Phương thức điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin bổ ích ở bài viết bên dưới nhé!

Bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô hay còn gọi là bệnh Eczema là một dạng của bệnh chàm, xuất hiện phổ biến hiện nay. Bệnh chàm khô là tình trạng viêm da dị ứng do làn da thiếu độ ẩm. Cấu trúc của da bị sừng hóa và các tế bào mất đi sự liên kết. Chàm khô thường ảnh hưởng đến các vùng da có mật độ tiếp xúc với môi trường thường xuyên như: Đầu ngón tay – chân, da mặt. Làn da tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, mỹ phẩm và bị tác động từ công trùng gây nên tình trạng khô ráp. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương da.

Mặc dù chàm khô chỉ gây thích ứng ngoài da, không lây nhiễm nhưng nếu để lâu sẽ gây ngứa ngáy và để lại thâm sẹo trên da. Làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ, khiến người mắc bệnh cảm thấy thiếu tự tin, giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm khô là gì?
Bệnh chàm khô là gì?

Các giai đoạn của bệnh chàm khô

Bệnh chàm khô có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Ở thời gian đầu, dấu hiệu của bệnh nhẹ, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bạn cần biết các giai đoạn của bệnh để có biện pháp can thiệp hay thăm khám bác sĩ cần thiết. Có 3 giai đoạn phát triển của bệnh chàm khô:

Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn này, người mắc bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt ban hồng ở da mặt, da môi, da chân – tay. Người mắc sẽ cảm thấy ngứa nhẹ và ửng đỏ ở vùng da bị nốt đỏ. Ngoài ra, người bệnh còn thấy một số mụn nước nhỏ (1mm – 2mm) nổi sát nhau thành từng cụm. Khi tác động lên chúng sẽ làm các mụn này vỡ ra, chảy dịch gây sưng phù và tạo mủ. Bạn cần vệ sinh đúng cách và kỹ lưỡng nếu không làn da sẽ dễ bị bội nhiễm.

Giai đoạn bán cấp

Đặc trưng của giai đoạn này chính là bề mặt da bị khô lại, đóng vảy sau khi mụn nước bị vỡ. Điều này gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu cho người mắc. Để khoảng 1 – 2 ngày chỗ kết vảy sẽ khô và bong ra để lại lớp da mỏng có màu hồng nhạt. Sau đó, vùng da này sẽ bị sẫm màu hơn so với vùng da khỏe mạnh khác.

Giai đoạn khô da

Giai đoạn cuối của bệnh chàm khô chính là khô da. Tình trạng này sẽ kéo dài và tái phát nhiều lần, làm cho vùng da bị tổn thương chồng chéo, sậm màu hơn, gây mất thẩm mỹ. Lúc này người mắc bệnh cảm giác được vùng da của mình thiếu nước, khô ráp và lộ rõ các vết hằn. Một số trường hợp nặng hơn sẽ có tình trạng chảy máu. Nếu mụn nước tiếp tục mọc sau khi bong tróc sẽ dễ gây ra tình trạng bội nhiễm. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ kèm theo các hiện tượng như: Sưng nóng, đau nhức và sốt cao,… rất khó cho việc điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng điều trị bệnh chàm khô hiện nay

Bệnh chàm khô xuất hiện ở tay, chân, mặt hay chàm khô ở trẻ em thì các giai đoạn của bệnh vẫn phát triển theo 3 bước. Người bệnh cần nắm vững các dấu hiệu và đưa ra các xử lí phù hợp. Hướng điều trị bệnh chàm khô hiện nay khá đa dạng:

Điều trị chàm khô bằng phương pháp dân gian

Các biện pháp dân gian được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị thuốc Tây y. Các biện pháp dân gian được áp dụng khi tình trạng bệnh nhẹ và ở giai đoạn đầu. Một số loại cây dân gian được sử dụng là: lá Trầu Không, lá Sim, dầu dừa,…

Điều trị chàm khô bằng thuốc Tây

Các loại dung dịch bôi giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc viên đặc trị của bệnh là phương án điều trị Tây Y thường thấy. Thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm và ngứa.Mặt khác, khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn thì sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ sẽ kê corticosteroid toàn thân khi bệnh nhân nhiễm bệnh chàm khô nghiêm trọng nhằm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, bội nhiễm da.

điều trị bệnh chàm khô

Điều trị chàm khô bằng phương pháp Đông Y

Đông y là phương an khá an toàn và hiệu quả cao mà nhiều người bệnh lựa chọn. Hiện nay, trong đông y chia bệnh chàm khô thành 2 thể là thể thấp nhiệt và thể phong nhiệt với những nguyên tắc điều trị cho từng giai đoạn bệnh khác nhau. Bạn cần thăm khám và nhận được chỉ định tốt nhất từ các bác sĩ Đông y.

Bệnh chàm khô là loại bệnh về da gây khó chịu, đau rát và ngứa ngáy cho người mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh này còn tác động đến thẩm mỹ cơ thể của người mắc. Bạn nên tìm hiểu rõ, phòng tránh hoặc có hướng điều trị thích hợp khi bị mắc bệnh. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn.