Đối với các bệnh nhân viêm mũi dị ứng, ngoài các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc rèn luyện thể lực nhằm nâng cao sức đề kháng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cũng là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?
Hiểu một cách đơn giản, viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Theo đó, các tác nhân gây dị ứng thường thấy như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Tuy đây là căn bệnh không đe doạ đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài.
Lý do khiến bạn bị viêm mũi dị ứng
Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.
Khi cơ thể yếu, hệ miễn dịch bị tấn công gây ra viêm mũi dị ứng và vô vàn căn bệnh khác, ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân
Một số dạng dị ứng thường gặp:
- Phấn hoa;
- Cỏ dại;
- Bụi;
- Nấm mốc;
- Lông thú nuôi;
- Khói thuốc;
- Nước hoa.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì thì tốt? Top thực phẩm cần bổ sung
Trong cơ thể chúng ta có một loại tế bào miễn dịch, chúng không chỉ có ở niêm mạc mũi, phổi mà còn nằm trong đường tiêu hóa. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh IgE phản ứng lại.
IgE tác động lên tế bào miễn dịch, giải phóng các histamin. Vì vậy, bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, chảy nước mũi, ho, hắt hơi và viêm.
Vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì để mau chóng hồi phục và cải thiện sức khỏe? Hãy cùng xem qua 3 nhóm thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng khi bị viêm mũi dị ứng sau:
- Thức ăn cho người viêm mũi dị ứng: Nhóm kháng histamine
Nhóm này có chứa các dưỡng chất có khả năng tác động làm ngăn chặn sự giải phóng histamine trong hệ miễn dịch. Đó là các loại thức ăn giàu các chất:
- Quercetin: Có trong quả cơm cháy, đậu bắp, việt quất, măng tây, khoai lang, kỷ tử, trà xanh, hành tây.
- Chất chống viêm tự nhiên: Có trong gừng, cà rốt, nguồn thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá chứa dầu.
- Vitamin C: Có trong ổi, lí chua đen, dâu tây, kiwi, súp lơ, cam, tỏi (chứa cả Quercetin)
- Beta-carotene: Có trong quả anh đào, bí ngô, xoài, diếp cá, cải xoong, và sữa non….
- Thực phẩm giàu kẽm cho người viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? 8mg kẽm đối với nữ và 11mg đối với nam trưởng thành mỗi ngày là liều lượng cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe. Khi hệ miễn dịch khỏe thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng khó biểu hiện. Vì vậy, người có nguy cơ hoặc đã, đang bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung:
- Thịt bò: Có chứa hàm lượng kẽm khoảng 4.8mg/100g. Ngoài ra bạn còn có thể đổi sang các loại thịt khác như gà, cừu, lợn cũng có rất nhiều kẽm.
- Hàu: Trung bình 6 con hàu sẽ chứa khoảng 32mg kẽm.
- Cua Alaska: Trong 100g sẽ có 7.6mg kẽm.
- Đậu lăng và các cây họ đậu: Ăn 100g đậu lăng mỗi ngày là bạn đã cung cấp khoảng 12% lượng kẽm cần thiết.
- Trứng: Trong 1 quả trứng có khoảng 5% lượng kẽm mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày.
Ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm giàu kẽm khác như sô cô la đen, ngũ cốc nguyên hạt, một số rau xanh, phô mai…
- Thực phẩm có chứa Probiotic
Tiến sĩ Justin Turner, một nhà nghiên cứu của Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh lợi khuẩn có thể làm giảm hiện tượng viêm mũi dị ứng.
Theo đó, bạn nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu Probiotic dưới đây, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.
- Miso và Natto Nhật Bản.
- Trà đen hoặc trà xanh.
- Bơ sữa và các loại đồ uống lên men tương tự.
- Dưa chuột ngâm nước muối.
- Nấm sữa kefir.
Trên đây là 3 nhóm thực phẩm mà người bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung trong quá trình mắc phải và điều trị bệnh. Từ đó xây dựng được cho mình 1 chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.