Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng có nhiều nét thú vị

Trang trí nhà ở bằng cây cảnh không những giúp bạn lọc không khí, mà còn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ. Loài cây nào thích hợp trồng trong nội thất nhà ở? Top 5 cây trồng trang trí nội thất nhà ở cho bạn. Cụ thể hơn, cây xương rồng là một trong các lựa chọn tốt nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài cây này nhé!

Đặc điểm cây xương rồng

Cây xương rồng là loài cây cỡ trung, có chiều cao cao nhất đạt 6 – 8m, nhiều cành và mọng nước. Theo ước tính hiện nay, có khoảng 1500 – 1800 loài xương rồng trên thế giới. Hoa của loài cây này rất đẹp, có cuống ngắn, hình cầu dẹt, màu vàng nhạt. Hoa xương rồng thường nở vào mùa xuân và có đường kính là 1cm. Tuy nhiên, xương rồng rất ít ra hoa. Đối với cây xương rồng kiểng thì gia chủ phải chăm sóc trong điều kiện đầy đủ ánh nắng và khoáng chất thì cây mới ra hoa được.

Công dụng của cây xương rồng

Cây xương rồng có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng bạn cần lưu ý liều dùng và cách chế biến sao cho phù hợp. Nhựa xương rồng rất độc, bạn không nên để phần này dính vào mắt, sẽ gây tổn thương đến mắt của bạn.

Một số công thức chữa bệnh từ cây xương rồng

Chữa đau răng (xương rồng 3 cạnh)

Lấy cành xương rồng bỏ gai, nướng nóng cho mềm cây rồi bỏ sơ, thêm chút muối vào là xong. Bạn lấy một ít hỗn hợp đã làm đắp lên chỗ đau răng và ngậm chặt. Nhỏ phần nước tiết ra trong miệng, sau khi ngậm xong chừng 15 – 30 phút thì nhỏ ra và súc sạch miệng. Bạn lưu ý, không được nuốt, nếu nuốt thì nó sẽ làm bạn buồn đi vệ sinh nặng.

Ý nghĩa cây xương rồng

Chữa bỏng (xương rồng bà có gai)

Bạn dùng lá loài xương rồng này gọt bỏ gai, đắt lên vết bỏng. Cách này giúp bạn kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và nhanh lên da non.

Ý nghĩa cây xương rồng

Thông điệp phong thủy của câu xương rồng

Cây xương rồng là loại cây thích nghi với môi trường rất tốt. Nó có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất. Sức sống mãnh liệt, bất khuất cũng chính là ý nghĩa chính của loại cây này. Trong tình yêu, cây xương rồng còn là biểu tượng cho sự chung thủy, vĩnh cửu. Ngoài ra tình cảm thầm mến cũng được biểu trưng bởi loài cây này.

Nếu bạn hỏi rằng cây xương rồng hợp với tuổi gì nhất? Thì chúng tôi trả lời bạn rằng đó là tuổi Thìn.Tuổi Thìn trồng cây xương rồng phong thủy là một lựa chọn khá hợp lý để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng may mắn, vươn lên thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Hoa xương rồng rất đẹp, nhưng ít khi nở. Do đó, nếu xương rồng nở hoa, đó không chỉ là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến. Hoa xương rồng còn là kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt.

Ý nghĩa cây xương rồng

Vị trí đặt cây xương rồng sao cho hợp phong thủy

Không ít người lựa chọn cây xương rồng là cây cảnh trang trí bàn làm việc hay trong nội thất nhà ở. Nhưng bạn cũng phải lưu ý cách đặt và hình dáng của cây nhé!

Hình dáng của cây sẽ ảnh hưởng đến luồng sinh khí xung quanh cây. Nếu chọn cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại nếu cây xù xì, gai góc tạo ra ám khí không tốt.

Cây xương rồng với vẻ ngoài đầy gai nhọn tua tủa được cho là tích nhiều năng lượng tiêu cực, nếu trồng trong nhà sẽ mang đến vận xui, tổn hao tài sản. Hoặc đơn giản là gai nhọn của cây sẽ đâm và da gây chảy máu.

Vậy thì nên đặt cây xương rồng ở đâu? Cây xương rồng phong thủy tốt nhất nên trồng ở ngoài vừa, trước cổng nhà hoặc treo nơi ban công, sân thượng. Ở những vị trí đó, xương rồng phát huy tác dụng như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những điều xui xẻo, bùa chú hay tà ma.

ý nghĩa cây xương rồng

Cây xương rồng thật ý nghĩa và hữu ích phải không nào? Vậy thì chần chờ gì nữa mà bạn không sở hữu ngay cho mình một chậu cảnh nho nhỏ cho không gian nhà thêm đẹp.

Xem thêm: